Phân biệt HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy và HĐĐT chuyển đổi sang chứng từ giấy?

Bạn hỏi:  Có thể giúp mình nhận biết được hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy được không ạ?

EasyInvoice trả lời: Chào bạn, thực tế đã có rất nhiều người dùng hóa đơn điện tử bị nhầm lẫm hoặc không nhận biết được HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy và HĐĐT chuyển đổi thành chứng từ giấy. Tại bài viết này, EasyInvoice sẽ làm rõ vấn đề này để giúp bạn dễ dàng nhận biết được 2 loại hóa đơn chuyển đổi này.

Điểm giống nhau giữa hai loại hóa đơn này đều được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử và dưới đây là những điểm khác nhau để nhận biết:

Đặc điểm nhận biết HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy HĐĐT chuyển đổi sang chứng từ giấy
Căn cứ pháp luật Được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC Được quy định tại Điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Mục đích sử dụng Dùng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông Dùng để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử
Nguyên tắc Chỉ chuyển đổi được 1 lần duy nhất Chuyển đổi nhiều lần
Giá trị pháp lý Giá trị tương đương như hóa đơn điện tử Chỉ là chứng từ có giá trị lưu trữ, ghi chép không có giá trị dùng để thanh toán hay trong các giao dịch…
Hiệu lực Áp dụng đến 31/10/2020 Áp dụng từ 1/11/2020

Từ 1/11/2020, có sử dụng hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy nữa không?

Căn cứ vào Thông tư 68 68/2019/TT-BTC hướng dẫn một số điểm về hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ giờ đến ngày 31/10/2020 bạn vẫn có thể thực hiện chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơm giấy thep thông tư 32/2011/TT-BTC.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11/2020 bạn buộc phải tuân thủ thực hiện việc chuyển đổi hóa đơn chứng từ giấy theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Theo đó, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa giấy sẽ được tiếp tục sử dụng đến ngày 31/10/2020.

Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng tử giấy phải đáp ứng được toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử và chỉ sử dụng để lưu trữ thực hiện ghi sổ sách, thực hiện theo dõi quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và kế toán.

Về việc chuyển đổi, thao tác thực hiện hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ không có gì khác biệt khi chuyển đổi thành hóa đơn giấy. Trên hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice bạn có thể thực hiện chuyển đổi một cách đơn giản. (Xem chi tiết hướng dẫn chuyển đổi).

Mẫu hóa đơn giấy được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để lưu trữ

Ngoài thắc mắc nêu trên, EasyInvoice còn nhận được câu hỏi “khi chuyển đổi hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy để xác minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong quá trình lưu thông có cần chữ ký và con dấu của người đại diện pháp luật không”. Tại bài viết này, EasyInvoice cũng xin trả lời luôn.

– Đối với hóa đơn điện tử chuyển đổi thành hóa đơn giấy phục vụ cho mục đích chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì cần có chữ ký và dấu của người đại diện pháp luật.

– Đối với hóa đơn điện tử chuyển đổi thành chứng từ phục vụ cho mục đích là lưu trữ chỉ cần có chữ ký của người thực hiện chuyển đổi.

Hy vọng bài viết này, đã giúp bạn nhận biết dễ dàng hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ. Đây đều là những quy định mới và cũng sắp hết thời hạn áp dụng, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp cần cập nhật kịp thời nhằm thực hiện đúng pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo
19 000 666 29